K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

Xuân qua ,hạ tới ,thu về rồi sang đông Mùa đông là mùa của giá lạnh, của sự héo tàn.Nhưng chính cái lạnh lẽo đã khiến con người gần nhau hơn, quây quần bên lò sưởi ấm áp.Em rất thích mùa đông dù lạnh giá nhưng cũng thật ấm cúng

17 tháng 10 2018

Xuân qua, hạ tới, thu về rồi sang đông. Mùa đông là mùa của giá lạnh, của sự héo tàn. Nhưng chính cái lạnh lẽo đã khiến con người gần nhau hơn, quây quần bên lò sưởi ấm áp. Em rất thích mùa đông dù lạnh giá, khắc nghiệt.

nhớ cho đúng

24 tháng 10 2019

                                                              Bn tham khảo nha 

Hiện nay, ở đất nước ta, cứ mỗi bước chân đều xuất hiện rác, cho dù là nơi công cộng hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lý do chính là việc không biết giữ gìn vệ sinh chung của đa số người dân trong thành phố, lâu nay trở thành thói quen và tạo thành hiện tượng xả rác bừa bãi.

  Rác xuất hiện ở mọi nơi. Không đâu xa, cả những con đường ta hằng ngày đi lại cũng là nơi “trú ngụ” của rác. Một vỏ lon, một bọc nilon dơ, một vỏ trái cây,… chúng thường xuyên xuất hiện trên mặt đường khiến những người điều khiển phương tiện giao thông đôi khi bối rối vì phải tránh những thứ ấy.

Không ít vụ tai nạn giao thông cũng vì thế mà ra. Đi xa hơn, ta có thể thấy những công viên cây xanh, là nơi để đi dạo và tập thể dục, cũng có rác. Rác lẫn trong những bụi cây, bãi cỏ, rác to, rác nhỏ,… và cả kim chích ma túy của những con nghiện ở khu vực xung quanh.

   Những loại rác như thế khiến mọi người không dám đến công viên vì ngại dơ và nguy hiểm. Những nơi đề cao sự sạch sẽ thì lại bị kêu gọi “Đừng xả rác!” như chợ, bệnh viện, trường học. Hãy thử bước vào những khu chợ, mùi đồ ăn tanh tưởi và rác thực phẩm xộc vào mũi, đường đi thì nhơm nhớp nước thải của các hàng bán thực phẩm tươi sống và hàng ăn.

Không thể hiểu được tại sao những cô gái kia có thể vừa chuyện trò vừa ăn uống ngay bên cạnh một đống rác bốc mùi, ruồi muỗi bu quanh như thế!.

   Không riêng gì chợ, bệnh viện cũng là nơi cần lên án. Như ai cũng biết, bệnh viện rất cần sự sạch sẽ vì đó là nơi mọi người đến khám và chữa bệnh. Nhưng phần lớn người bước vào bệnh viện lại quên mất điều ấy. Họ vẫn ngang nhiên quăng bừa bãi rác trên tay xuống mặt đất. Không chỉ những người đến khám vả chữa bệnh mà cả những người khám bệnh, bác sĩ và y tá, cũng rất cẩu thả trong việc xử lý rác y tế. Có những trường hợp rác y tế, những bông băng thấm đẫm máu, bị đặt chổng chơ và bốc mùi gần chỗ ngồi chờ khám đã làm một bệnh nhân ngồi gần đó nôn mửa ra sàn của bệnh viện.

   Bệnh nhân trở nên ngại đến bệnh viện. Khu trường học, nơi học tập và giáo dục, cũng không kém phần.

Thử một lần ở lại sau giờ học, các bạn sẽ thấy các lớp học gần như đổi khác: bàn ghế xộc xệch, phấn viết bảng vương vãi khắp lớp, dưới mỗi chân bàn là những mảnh giấy tập bị vò nát, dù đầu giờ học lớp học đã được các nhân viên lao công dọn dẹp sạch sẽ. Mặc cho những thầy cô giáo nhắc nhở giữ gìn vệ sinh, học sinh vẫn không nghe.

   Vậy ý thức của các bạn học sinh ở đâu? Chỉ mới lướt qua một vài địa điểm của thành phố, nơi đi đầu về cuộc sống hiện đại, chúng ta đã thấy được thực trạng đáng buồn: thành phố đang tràn ngập trong rác.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này chính do người dân không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung vì căn bệnh lười biếng của họ. Tại sao khi ngồi trong một nhà hàng danh tiếng, họ không dám vứt những mẩu xương cá ra sàn nhà mà phải ý tứ đặt lên mảnh giấy nhỏ, nhưng khi đi trên đường phố họ lại có thể quăng ngay cả một bịch nước xuống đường?

   Không chỉ thể hiện ý thức kém của người dân mà họ còn chứng tỏ một sự lười biếng, thiếu kỷ luật chung. Vì ngại cầm một miếng rác trong chốc lát mà họ đã góp phần tạo ra những bãi rác “lộ thiên”, mặc cho thùng rác chỉ cách vài bước chân.

Những người chứng kiến người khác xả rác cũng không dám mở miệng nhắc nhở vì chính họ cũng xả rác như vậy và họ cho rằng việc xả rác này không nghiêm trọng.

   Người này xả rác dẫn đến người kia cũng xả rác theo. Đối với trường học, nơi dạy dỗ và đào tạo nên những con người có ích cho xã hội thì căn bệnh đó trở thành căn bệnh ỷ lại. Học sinh xả rác thì cuối giờ đã có tổ trực nhật dọn dẹp hay những người lao công quét dọn. Và cuối cùng, việc xả rác mang lại lợi ích chung duy nhất cho mọi người xả rác: sự tiện lợi.Hậu quả của hành động này thật là to lớn.

Thứ nhất, xả rác làm mất mỹ quan của một thành phố. Có thành phố nào được gọi là văn minh, hiện đại mà rác lại chất đống ở những khu công cộng? Có ai chấp nhận được một hồ nổi tiếng, biểu tượng của thành phố thủ đô lại đục ngầu, đóng váng và rác nổi lềnh bềnh?

Thứ nhì, xả rác làm xấu đi vẻ đẹp của chính chúng ta, của cả con người Việt Nam. Một vị khách du lịch khi sang thăm đất nước ta sẽ nghĩ gì khi thấy một người đàn bà đổ ào xô nước bẩn ra đường, hay một núi rác chất đống ngay biển báo “Cấm đổ rác”?

Nếu họ là khách du lịch đến từ Nhật Bản, họ sẽ nghĩ rằng đó là hành động “hết sức dã man”, vì Nhật Bản, đất nước đứng thứ hai thế giới về phát triển kinh tế và du lịch, được biết đến như một đất nước sạch sẽ nhất thế giới.

Không chỉ riêng Nhật Bản, cả Singapore, Thái Lan,… những đất nước mạnh về du lịch, nhờ nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, cũng để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách phương xa.

Vậy con người và đất nước Việt Nam đã để lại ấn tượng gì cho các du khách ấy?

Thứ ba, xả rác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và những người xung quanh. Với một lượng rác thải hàng loạt như thế sẽ nảy sinh các mầm bệnh do vi khuẩn trong men rác tạo nên. Ngoài ra, những bãi rác còn là nơi trú ngụ của các sinh vật có hại như ruồi, muỗi, gián, kiến,… Chúng sẽ phát triển và mang mầm bệnh đi khắp nơi. Cuối cùng, đây là hậu quả to lớn nhất mà hầu như không ai cố gắng khắc phục.

   Hằng năm, con kênh Nhiêu Lộc đều chịu một khối lượng rác và nước thải đổ xuống nhiều tới mức con kênh ngày càng đen và hôi thối. Nhà nước đã hai lần chi ra hàng trăm tỷ để nạo vét lòng kênh, nhưng sau một thời gian, kênh trở nên đen lại. Nước kênh Nhiêu Lộc đổ ra sông Sài Gòn và sông Sài Gòn chảy thẳng ra biển. Nước biển từ đấy bị ô nhiễm, chỉ do những hành động thiếu ý thức của người dân. Hậu quả không chỉ dừng ở đó, nó còn có thể biến tướng thành nhiều mặt khác, nhưng mọi người có hiểu được hậu quả lớn đến mức nào không vẫn còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi người. Việc xả rác chỉ lợi cho ta trong phút chốc, nhưng hậu quả để lại thì khôn lường.

   Vâng, tất cả đều do ý thức của con người mà nên. Và để ý thức được việc làm của mình, mỗi người cần phải được giáo dục từ nhỏ. Ở các trường mẫu giáo, các em nhỏ luôn được các cô nhắc nhở dạy dỗ rằng phải bỏ rác đúng nơi quy định. Một em bé sau khi uống hết một hộp sữa đã cầm vỏ hộp trên tay đến khi về nhà mới bỏ vào thùng rác, không vứt ra ngoài đường.

Những người lớn hơn như chúng ta có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc ấy? Thành phố nên tổ chức nhiều hơn những cuộc vận động làm sạch thành phố như “Mùa hè xanh” để nâng cao ý thức của người dân về vấn đề này.

   Ngoài ra, các trường lớp cần vận động học sinh bỏ rác đúng nơi quy định tích cực hơn nữa và nên áp dụng những hình thức kỷ luật đối với những bạn làm sai quy định. Nếu nói rằng đó là do ý thức của người dân thôi thì chưa đủ, trách nhiệm cũng một phần thuộc về chính quyền thành phố. Cần phải tăng lượng thùng rác ở các tuyến đường, tránh tình trạng một tuyến đường chỉ có một hoặc không có thùng rác nào, khiến người dân thấy bất tiện khi phải cầm rác vì không có thùng rác để bỏ vào.

   Hậu quả gây ra tuy to lớn, nhưng nếu mỗi người dân đều tập cho mình một thói quen nhỏ, bỏ rác đúng nơi quy định, thì tình hình sẽ được cải thiện lên rất nhiều.Cuộc sống ngày càng đi lên, ý thức người dân ngày càng cao. Mỗi người dân đều góp phần tạo nên vẻ đẹp cho địa phương mình bằng chính những hành động nhỏ nhưng thiết thực. Giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng và bỏ rác đúng nơi quy định là thể hiện một con người văn minh, lịch sự và có văn hóa.

13 tháng 11 2021

3.Each year there are four seasons: spring, summer, autumn and winter. But my favorite is autumn. Autumn starts from July to September of the year. In autumn, the weather is very cool, easing the harsh sun of the dazzling summer. Fall is the back-to-school season for all the students after a long summer break. In autumn, children are happy to welcome the mid-autumn festival and dance a lion. I really love autumn.

8 tháng 2 2022

xuân :Trong tất cả các mùa, mùa mà em thích nhất là mùa xuân. Vì khi mùa xuân tới, cũng là Tết, em được nghỉ học dài hơn, được bố mẹ mua cho quần áo đẹp, được đi chơi nhiều nơi hơn. Khi tới mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc sau giấc ngủ đông dài, mấy cây đào cũng nở những nụ hoa màu hồng thật đẹp. Thời tiết mùa xuân ấm áp, dễ chịu chứ không lạnh giá như mùa đông. Bố bảo, vào mùa xuân em cũng thêm một tuổi mới, vậy nên em thích mùa xuân còn vì đến mùa xuân em cảm thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Vào mùa xuân, trường em cũng tổ chức nhiều hoạt đông vui chơi hơn như đi dã ngoại, cắm trại, rồi các trò chơi dân gian trong giờ giải lao. Em rất thích mùa xuân.    

hè :Mùa hè đến những cơn gió biển quê em trở nên mát lành hơn. Bình mình trên biển đến sớm, bầu trời xanh ngát. Những đám mây trắng, mây hồng bồng bềnh trôi trên biển. Thuyền về cá tươi đầy khoang, người dân mua bán tấp nập. Bãi biển mùa hè trong xanh, đông đúc khách du lịch. Mùa hè trên quê em rất sôi động.

thu :Em thích nhất là mùa thu trên quê hương. Đó là mùa của cúc vàng tươi trong nắng, mùa của những chùm ổi chín lắc lư trong vườn. Và đặc biệt, đó còn là mùa của gió heo may quyện với sương thu. Cây cối bắt đầu thay lá, khoác lên mình bộ cánh vàng tươi. Các bạn học sinh thì chuẩn bị bước vào năm học mới. Mùa thu thật ý nghĩa biết bao!

đông :Gió mùa đông bắc về báo hiệu mùa đông đã đến. Tiết trời âm u, bao trùm những đám mây xám xịt, ánh mặt trời chẳng thế chiếu rọi qua tầng mây. Mùa đông lạnh quá! Gió thổi vù vù kèm theo những cơn mưa dai dẳng không dứt. Mưa lạnh khiến con đường vắng bóng người, nhà nhà đều đóng cửa hết để tránh những cơn gió lạnh tạt vào. Nhà nhà tất bật chuẩn bị đồ ấm để chống chọi với 3 tháng mùa đông lạnh lẽo. Nhưng mùa đông đến cũng là lúc cả gia đình quên nồi lẩu nóng hổi, hay sưởi ấm bên nhau để kể những câu chuyện thú vị. Mùa đông khắc nghiệt thật đấy nhưng vẫn ấm cúng lạ thường.

30 tháng 8 2019

a) Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.

- Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.

- Những đặc điểm nổi bật:

     + Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

     + Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

 

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :

     + Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

     + Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

     + Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .

     + Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

     + Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

- Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.

- Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tả Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", (chú hãnh diện với chiếc xe của mình). Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.

1. bài làm

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

2.

Mùa hè, thứ đẹp nhất là những cây phượng vĩ và tiếng ve. Suốt năm học, hàng phượng vĩ đứng trầm ngâm, dang rộng vòng tay che mát con đường đi vào trường. Và đến mùa hè, những cây phượng vĩ khoe vẽ đẹp rực rỡ của mình với những chú ve đang hòa mình vào một dàn đồng ca mùa hạ.

Từ xa nhìn lại, hàng phượng vĩ như dải lụa đỏ thắm đang uốn lượn giữa bầu trời. Lại gần mới thấy các cây phượng vĩ thật cao lớn, chúng xếp thành từng hàng đều tăm tắp như khi chúng em xếp hàng chào cờ. Thân hình nó vạm vỡ, to lớn đến nổi vòng tay của hai bạn học sinh mới ôm được. Ở ngoài nó mặc một lớp áo giáp dày như một chàng hiệp sĩ đang che chắn những nàng công chúa hoa phượng khoe sắc thắm với những cậu lá non xanh tươi. Lúc này, những tia nắng rực rỡ của mùa hè chiếu vào khiến hoa phượng càng thêm sáng tươi. Trên những cành phượng, những nghệ sĩ ve đang hòa tấu thành một dàn đồng ca mùa hạ. Trên cao, những cây phượng thỉnh thoảng lại tạo thành một khúc nhạc hay nhờ gió. Hai thứ âm thanh đó hòa lại với nhau, tạo thành một âm thanh du dương, khi trầm khi bỗng rất êm tai. Dưới tán lá xanh tươi, những chú ve giấu mình và đang mải miết trình diễn các tiết mục của mình cho mùa hè yên tĩnh trở nên rực rỡ sắc màu. Cả sân trường như ngập tràn tiếng ve ngân. Những nhạc sĩ ve dùng các bản nhạc của mình để đánh thức những nụ hoa phượng còn e thẹn giấu mình dưới tán lá xanh non cùng khoe sắc và hòa vào không khí rộn ràng trên hàng hoa phượng vĩ. Hàng phượng vĩ và tiếng ve như những người bạn thân của màu hè, chúng cùng làm nỗi bật vẽ đẹp của nhau.

Tiếng ve kêu: "Ve...Ve...Ve...", âm thanh báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng vĩ khoe sắc cho chúng em biết rằng sắp được nghĩ hè. Mùa hè nhờ có hoa phượng và tiếng ve nên thật rộn ràng, rực rỡ tươi thắm. Hoa phượng và tiếng ve là những người bạn thân thiết với tuổi học trò chúng em

.......................................................................................hiuhiu